Tổng thống Mỹ được bảo vệ như thế nào?
Cong ty bao ve SBC – “Để che chắn tổng thống, chúng tôi phải trải ra hết sức bằng thân mình và lập vành đai an toàn. Tôi che xong, chỉ trong một giây rưỡi, hai đồng nghiệp đã đưa tổng thống lên xe, các nhân viên khác nhảy bổ đến trấn áp hung thủ”, một vệ sĩ của tổng thống Mỹ kể.
Các tổng thống Mỹ được bảo vệ bởi Secret Service (sở mật vụ Mỹ) theo quy định của Quốc hội Mỹ kể từ sau vụ ám sát tổng thống William McKinley năm 1901.
Trước đây, USSS có nhiệm vụ chống tội phạm kinh tế, làm bạc giả, chi phiếu giả…). Năm 2003, USSS còn trực thuộc Bộ Ngân khố Mỹ. Cho đến khi Bộ An ninh Nội địa ra đời, USSS mới trực thuộc bộ này. Nhân viên USSS mang tên mật vụ bởi khi hành sự họ không được tiết lộ thân phận mình là ai, mà như kiểu nhân viên FBI tông cửa vào, tay chĩa súng, miệng quát um: “Đứng yên! FBI đây”.
USSS có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống, phó tổng thống cùng các quan chức khác trong chính phủ cùng thân nhân trực tiếp của họ; các cựu tổng thống và phu nhân (trong thời gian 10 năm sau khi thôi chức); các nguyên thủ quốc gia, chính phủ đến công du Mỹ; các ứng viên tổng thống và phó tổng thống trong thời gian 120 ngày trước tổng tuyển cử.
Nhân viên mật vụ là ai?
USSS có khoảng trên 5.000 người gồm 2.100 nhân viên đặc vụ, 1.200 nhân viên cảnh vệ mặc sắc phục và 1.700 nhân viên kỹ thuật hỗ trợ, hành chính… Để gia nhập USSS, họ phải trung thành với phương châm “Lãnh đạn thay tổng thống”, có trình độ cử nhân bên cạnh các điều kiện thể chất khác, có ngoại ngữ ở trình độ S-3, tức là có thể đàm thoại trong các tình huống giao tiếp xã hội và nghề nghiệp.
Nhân viên mật vụ sử dụng súng ngắn Sig Sauer P229, được coi là “khẩu súng tốt nhất cần có trong một vụ đọ súng” và súng tiểu liên mini Uzi của Israel cùng tiểu liên MP5KA4.
Họ được đãi ngộ như sau: tiền thưởng khi nhập ngũ lĩnh một lần bằng 3 tháng lương, phụ cấp ngoại ngữ, cứ 5% lương cho một ngoại ngữ, thân nhân được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế (vốn rất cao ở Mỹ).
Ronald Young, một nhân viên mật vụ, giải thích lý do yêu nghề: “Đầu tiên là đi đến đâu ai cũng đều ấn tượng. Là một người da đen, tôi rất tự hào là một nhân viên mật vụ. Chỉ có 185người da đen trong số 2.000 nhân viên đặc vụ. Kế đến là di chuyển: tôi đã đi hết 50 tiểu bang và 89 quốc gia”.
Lấy thân che đạn cho tổng thống
Trong lịch sử của USSS đã ó những trường hợp lãnh đạn cho tổng thống. Năm 1950, khi hai hung thủ người Puerto Rico mưu sát Harry Truman, sĩ quan mật vụ Coffelt đã lấy thân mình làm lá chắn và bị tử thương.
Một lần khác là vào năm 1981 khi nhân viên mật vụ McCarthy chắn đạn cho tổng thống Ronald Reagan khi ông vừa nhậm chức chưa đầy hai tháng. Lần đó Reagan vừa đọc xong một bài diễn văn tại khách sạn Hilton, sắp lên xe ra về thì một kẻ lạ mặt rẽ đám đông xông tới nhằm bắn 6 phát. Video quay lại cho thấy nhân viên mật vụ trên đã nhảy bổ ôm chầm lấy ông Reagan, lấy ngực mình hứng đạn.
Sau này, khi được truyền hình hỏi: “Phản ứng thông thường là nhào xuống đất, thu mình tránh đạn. Song anh thì lại nhảy xổ đến đứng chắn trước tổng thống. Đó có phải là kết quả đào tạo huấn luyện các anh hay không?”. McCarthy trả lời: “Cảnh sát quân đội khi thấy nổ súng thì đều ẩn náu. Họ được huấn luyện như thế và đã làm đúng bài bản huấn luyện. Còn chúng tôi được huấn luyện để che chắn và di tản tổng thống.
“Để che chắn tổng thống, chúng tôi phải trải dài ra hết sức bằng thân mình chứ không co rúm lại tìm chỗ tránh, và thiết lập vành đai an toàn. Tôi che xong, nội vụ chỉ diễn ra trong một giây rưỡi thì hai đồng nghiệp đã đưa tổng thống lên xe rồi, trong khi các nhân viên khác nhảy bổ đến trấn áp hung thủ. Thành ra, ai có hỏi gì tôi cũng chỉ trả lời là chẳng có gì to tát hay xả thân, mà là do phản xạ có được từ huấn luyện”.
Trong công tác bảo vệ yếu nhân, quan hệ giữa người bảo vệ và được bảo vệ càng gắn bó và hiệu quả. Tháng 11/2004, tại hội nghị APEC ở Chile, khi thấy cận vệ của mình bị chặn lại, ông Bush đã trở ra, và trước ống kính truyền hình, ra tay lôi người cận vệ này vào.
Bảo vệ tổng thống ở nước ngoài
Công tác bảo vệ khi tổng thống công du nước ngoài thường bắt đầu từ việc cử các nhóm tiền trạm đến quan sát, thăm dò từng vị trí mà tổng thống và các thành viên trong đoàn sẽ đến. Từng ngã ba ngã tư, ngõ hẻm cắt ngang qua các tuyến đường mà đoàn xe đi qua, lưu lượng giao thông, tập quán giao thông ở từng đoạn đều được ghi nhận trong từng chi tiết và tập hợp thành nhiều kịch bản khác nhau, kể cả các trường hợp khẩn cấp. Kế hoạch bảo vệ được thử nghiệm rồi chỉnh đi chỉnh lại nhiều lần.
Công tác tiền trạm có khi kéo dài cả năm. Một bộ chỉ huy tiền phương được thiết lập, gồm nhiều cơ quan khác nhau, cộng tác với cơ quan an ninh nước chủ nhà. Bảo vệ trên biển còn có một hàng không mẫu hạm túc trực ngoài hải phận quốc tế, cả tầm xa lẫn tầm gần, chưa kể tàu ngầm.
John Barletta, nguyên là cận vệ chính của cựu tổng thống Ronald Reagan, năm ngoái tổ chức chuyến công du Gruzia cho Nhà Trắng, cho biết trên BBC: Trong chuyến đi đó có đến 250 nhân viên mật vụ, mấy chục cố vấn an ninh, mấy toán cảnh khuyển… hộ Tống tổng thống Bush.
Không chỉ an ninh trên bộ, mà trên không và trên biển cũng được chăm sóc kỹ lưỡng. Trong chuyến công du này, các nguồn tin Nga cho biết máy bay do thám mặt đất U2 của không quân Mỹ bay tới bay lui trên không phận dãy Kavkaz nhiều ngày liền, chưa kể hai chiếc máy bay AWACS trang bị radar cảnh giới nguy cơ trên không như tên lửa hay vệ tinh, máy bay. Ngoài ra còn một phi đội máy bay chiến đấu vần vũ trên bầu trời.
Thực ra, không phải đến khi tổng thống sắp lên đường USSS mới ra quân làm việc tại điểm đến. USSS có chi nhánh tại Anh, Brazil, Bulgaria, Canada, Colombia, Đức, Mexico, Nam Phi, Nga, Pháp, Trung Quốc, Italy và tại trụ sở Interpol cùng Europol thường xuyên cập nhật thông tin thực địa.
Ngay cả chuyện ăn uống của tổng thống Mỹ cũng do các đầu bếp riêng của Nhà Trắng đi theo chăm lo. Thường thì tổng thống Mỹ di chuyển trên bộ bằng chiếc Cadillac One và trên không bằng Air Force One. Từ sau vụ 11/9, mỗi đoàn xe của tổng thống gồm ít nhất 30 chiếc.
“Khi tổng thống công du, cả Nhà Trắng cùng đi theo, từ xe cộ đến thức ăn, nước uống”, John Barletta tóm tắt.
(Tuổi Trẻ cuối tuần)
Công ty bảo vệ SBC
Hoàng Điệp mang 26 vệ sĩ khi đi diễn
Không chỉ 1 mà có tới… 26 vệ sĩ (trong đó có bạn trai) theo bảo vệ cô “chân dài” đình đám này khi cô tham gia biểu diễn tại một show diễn thời trang. Có vẻ như “Nữ hoàng sắc đẹp 2009” rất thích gây ồn ào…
“Không chỉ trong show diễn này mà trong các show diễn khác, sẽ luôn có đội vệ sĩ đi theo Điệp mọi lúc mọi nơi. Sở dĩ Điệp làm vậy là bởi muốn tránh những chuyện đáng tiếc nếu lỡ có xảy ra?!”, Hoàng Điệp tâm sự về việc vì sao cô lại mang theo đội vệ sĩ khi đi diễn như vậy.
Điểm lại chặng đường đã đi qua kể từ sau khi đăng quang tại cuộc thi Nữ hoàng sắc đẹp 2009, phải nói rằng Hoàng Điệp đã gây không ít sự ồn ào trong làng giải trí Việt.
Đầu tiên là khi Hoàng Điệp trở về Việt Nam sau khi đăng quang Nữ hoàng sắc đẹp, cô gây chú ý bởi cuộc đón tiếp khá long trọng mà bạn trai cô đã chuẩn bị sẵn với đội xe mô tô và còi hú. Và tiếp sau đó, những ồn ào xung quanh tin đồn chuyện tiền thưởng của cuộc thi cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hình tượng của Hoàng Điệp. Tuy nhiên, vượt qua những chuyện ồn ào đó, Hoàng Điệp đã có những dấu ấn có thể nói là khá thành công trên con đường thời trang của mình.
Những tưởng Điệp sẽ “yên phận” với những thành công mà mình đã đoạt được nhưng không, một thời gian sau đó, giới hâm mộ lại được một phen giật mình khi nghe cô tuyên bố sẽ theo con đường ca hát. “Khi đứng hát trên sân khấu, Điệp thấy rất hào hứng và Điệp thực sự mong trở thành ca sỹ chuyên nghiệp chứ không phải là “người đẹp hát”. Điệp muốn hát nhiều thể loại nhạc nhưng thể loại Điệp yêu thích và theo đuổi chính là dòng nhạc trữ tình”, Hoàng Điệp tuyên bố trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo Dân trí.
Khi con đường ca hát chưa thấy đâu và hình ảnh có chiều hướng đi xuống thì Hoàng Điệp lại gây ồn ào khi cô đi diễn với một đội vệ sĩ theo bảo vệ mà dẫn đầu chính là anh chàng… bạn trai của cô.
Phan Anh
Bốn vòng vệ sĩ bảo vệ Tổng thống Putin
Cong ty bao ve SBC – Bất chấp những lời đe doạ ám sát của các phần tử cực đoan, Tổng thống Nga V.Putin vẫn quyết định tới thăm Iran. Sở dĩ ông vững tâm như thế là bởi lực lượng bảo vệ ông đã sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.
Do công việc, các nhân viên của Cục Bảo vệ liên bang (FSO) khi làm nhiệm vụ thường “giao du” với các nhà báo. Nhiệm vụ của họ là ngăn không cho các nhà báo hay những người khác đến quá gần Tổng thống V.Putin. FSO trực thuộc điện Kremlin tuyển lựa nhân viên rất chặt chẽ. Ðó là hệ thống bảo vệ Tổng thống kể thừa Cục 9 của KGB trước đây bao gồm Cục An ninh Tổng thống, Ðội bảo vệ Kremlin và Trung đoàn cảnh vệ Tổng thống.
Lương của các vệ sỹ Tổng thống cao gấp 2 – 3 lần các lực lượng khác, mỗi năm được nghỉ phép 30 ngày. Thế nhưng muốn vào được đội quân này phải qua nhiều lần thanh lọc. Ðiều kiện đầu tiên là trung thành với Tổng thống, tư cách đứng đắn, không có tiền án tiền sự. Thứ hai, phải là người Slave, cao từ 1m80 trở lên tuổi từ 20 – 35. Tiếp nữa, phải giỏi võ biết lái xe trong các điều kiện đặc biệt, thậm chí biết phân biệt các loại thuốc độc.
Luật liên bang trao cho FSO phạm vi quyền lực rất lớn. Ví dụ, để thuận tiện cho hoạt động bí mật và bảo vệ an toàn cho đối tượng, các nhân viên FSO có thể tra xét hồ sơ của bất cứ người nào, có thể sử dụng nhà cửa và phương tiện giao thông của bất cứ cơ quan nào, có thể ra vào bất cứ đâu, có thể sử dụng xe hơi của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào. Tình hình tổ chức, sách lược, phương thức và thủ đoạn hoạt động của họ không nằm trong phạm vi giám sát của viện kiểm sát.
Bản thân Tổng thống V.Putin luôn có bốn vòng bảo vệ. Vòng thứ nhất: Ngay sát Tổng thống là những vệ sĩ lực lưỡng tai nghe áp chặt tai, cặp samsonite luôn kè kè trong tay – đó chính là những lá chắn bằng đồng để che chắn khi cần. Nhiệm vụ của các vệ sĩ này: Dùng thân mình che chắn cho tổng thống, dựa vào số đông và vẻ ngoài dữ dằn để trấn áp những kẻ thích khách. Vòng thứ hai gốm những người mặc thường phục “hòa tan” trong đám đông. Những vệ sĩ này thậm chí có thể hoạt động như những tên móc túi: Họ phải “rờ nắn” những đối tượng nào tình nghi mang vũ khí trà trộn trong đó. Vòng thứ ba là những người đứng bao quanh có nhiệm vụ ngăn chặn những người nào muốn áp sát Tổng thống. Vòng thứ tư xa nhất, là những xạ thủ bắn tỉa, được bố trí trên các mái nhà, sân thượng sẵn sàng nổ súng tiêu diệt những kẻ gây nguy hiểm cho mạng sống nguyên thủ.
Các vệ sĩ của Tổng thống V.Putin thường mang theo hai thứ. Thứ nhất là một khẩu súng ngắn cỡ nòng 9 Masa Marinovskaia có thể bắn 40 phát/phút có thể xuyên thủng áo giáp chống đạn trong vòng 50m, xuyên thủng thân xe hơi trong khoảng cách 100m; thứ hai là túi đeo và một chiếc cặp xách – thực ra là lá chắn loại gập được. Vệ sĩ của Tổng thống V.Putin còn được trang bị cả súng phóng rocket.
Giờ làm việc của các nhân viên này không quá giờ làm việc hành chính của người Nga: 40 giờ/tuần, được nghỉ hai ngày cuối tuần, ngày thường làm việc từ 9h đến 18h, ngoài ra còn được nghỉ 45 phút ăn trưa. Tính chất căng thẳng khiến họ thường về hưu rất sớm: có người về hưu khi mới 32 tuổi, chấp nhận lương hưu 200 USD/tháng. Tuy nhiên họ được xã hội chào mời hậu hĩ: Ðược mời làm trưởng nhóm bảo vệ cho một công ty nào đó và không hiếm khi trở thành những ông chủ lớn.
Theo Hương Lan (TPCT/Diễn đàn quốc tế)
Công ty bảo vệ SBC
Trắng đêm ở chốt – Công ty bảo vệ SBC
Công ty bảo vệ SBC –Sau khi được nhận ngay vào làm bảo vệ, ngày hôm sau PV Thanh Niên liền được điều đi bảo vệ mục tiêu.
Một ngày ở mục tiêu
Để chuẩn bị cho ngày hôm sau vào công việc bảo vệ, buổi tối tôi mang quần áo mua sẵn để cài cầu vai, quân hàm và mặc thử. Áo thì không sao nhưng khi mặc thử quần, chao ôi nó chẳng giống ai vì vừa rộng lại vừa dài. Báo hại tôi và vợ phải mất cả tiếng đồng hồ sửa đi sửa lại nhưng cuối cùng thì cũng không thể mặc được. Chấp nhận vi phạm kỷ luật của công ty, tôi lấy quần mình thay thế.
Đúng 7 giờ 30 sáng 27.8, tôi được dẫn lên mục tiêu bảo vệ là tòa nhà tọa lạc trên đường Trương Định, Q.3. Đây là tòa nhà 5 lầu có 7 phòng cho người nước ngoài thuê và gia đình chủ nhà. Tôi được hướng dẫn tận tình về công việc của người bảo vệ tòa nhà, từ việc đóng mở cổng khi xe ra vào, ghi tên người ra vào tòa nhà và quét sân. Ở đây thường xuyên có 2 bảo vệ trực 24/24 giờ.
Cứ thế suốt từ sáng cho đến chiều, tôi được hướng dẫn cách mở cổng sao cho nhanh để ông chủ không phật ý, tên những người hay ra vào tòa nhà, đèn để chủ nhà đánh xe hơi vào, xe Honda đến xếp ngay ngắn lại, thấy sân dơ là phải quét ngay, đặc biệt là xe Honda của ông chủ phải thường xuyên quay đầu ra ngoài để khi ông chủ ra là chỉ việc ngồi lên… “Ông chủ này khó tính lắm, làm bảo vệ ở đây cực lắm, đọc báo không dám đọc. Sáng ra khi nhận báo tôi chỉ dám lướt qua rồi cất ngay không là họ báo về công ty liền. Còn ngồi một chỗ cũng không được, phải đi lại và đặc biệt là hiểu được ý ông chủ mới làm được lâu…” – người bảo vệ cùng tôi tâm sự.
Trắng đêm
Xong việc ở một công ty, chiều 28.8, tôi quyết định cầm thêm giấy thông báo mà Công ty Tây Bình Tây Sơn đưa, xuống Hóc Môn gặp anh Trần Đồng là đội trưởng đội bảo vệ thuộc khu vực Q.12 và H.Hóc Môn để tiếp tục nhận việc. Anh Đồng hẹn tôi có mặt ở cổng Công ty TNHH Daewoong Việt Nam có trụ sở ở ấp 4, xã Đông Thạnh (H.Hóc Môn). Xem xong giấy thông báo của công ty gửi xuống, đội trưởng Đồng ra mệnh lệnh: “Đúng 10 giờ 30 sáng mai tới đây anh phân việc cho, nhớ mặc đồng phục đầy đủ”.
10 giờ 30 sáng 29.8 với đồng phục của Công ty bảo vệ Tây Bình Tây Sơn tôi đến gặp anh Đồng và sau đó anh Đồng giao tôi cho ca trưởng Danh đang làm nhiệm vụ ở Công ty Daewoong. Hỏi tôi qua loa, bảo vệ Danh cắt luôn cho tôi đi ca đêm bắt đầu từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. “Đúng 21 giờ 45 tối nay phải có mặt để nhận ca” – bảo vệ Danh nói. Đúng giờ, tôi có mặt để nhận ca. Ca của tôi gồm 3 bảo vệ là Quý (ca trưởng), Hào và tôi. Qua tìm hiểu thì Công ty Tây Bình Tây Sơn luôn có 9 người chia làm 3 ca để bảo vệ cho Công ty Daewoong. Hiện tại chỉ có 6 người và cả tôi mới là 7 nên thiếu bảo vệ vì vậy một số bảo vệ phải làm tăng ca, thậm chí 16 tiếng/ca. Ca mà tôi được cắt làm việc là ca đêm nên toàn bộ công ty không một bóng người, chỉ có 3 bảo vệ chúng tôi. Càng về khuya trời càng lạnh, những bầy muỗi bắt đầu tấn công chúng tôi khiến không ai có thể đứng yên một chỗ. Để giải tỏa đàn muỗi, chúng tôi liên tục thay nhau cầm đèn pin đi tuần quanh công ty. Khi kim đồng hồ bước sang ngày mới, ca trưởng Quý gọi vào chốt ăn đêm tự túc, lúc này biết tôi là lính mới nên Quý thật thà chỉ dẫn: “Nếu có nằm một lát cho tỉnh thì nằm ở đây này, coi chừng camera của công ty kia kìa”. Vừa nói Quý vừa chỉ tay về hướng một camera đen ngòm gắn ở trên cao đang đảo quanh, quan sát hành động của mọi người ra vào công ty… Tôi cầm đèn pin đi tuần tra liên tục cho đến lúc trời tảng sáng, trưởng ca Quý dẫn tôi đi tắt hàng loạt bóng điện quanh và trong công ty, dẫn đi mở khóa từng nhà kho, xưởng để đầu giờ sáng công nhân vào làm việc. Đến đúng 6 giờ, 3 bảo vệ khác do Danh là ca trưởng vào nhận ca do mình phụ trách.
Mồi cho muỗi
Rút kinh nghiệm khi đi làm ca đêm ở Công ty Daewoong bị muỗi cắn quá, vì vậy tối 2.9 khi vào ca đêm tại Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn (trụ sở ở Q.3) do Công ty Nam Hải Sơn điều đến, tôi chuẩn bị nhang muỗi đầy đủ. Trước khi đi trực, một đồng nghiệp từng canh chốt này cảnh báo với tôi bằng hai cánh tay đỏ mọng vì bị muỗi đốt. Khi vào ca trực, cả một khu vực rộng lớn gồm xưởng bánh xe, xưởng động cơ và xưởng đầu máy bốn bề là cỏ dại, ếch nhái kêu inh ỏi. Tổ trưởng Hưởng giao cho tôi giữ một đèn pin để canh chốt cuối xí nghiệp sát với nhà dân và giao nhiệm vụ liên tục đi tuần quanh xưởng, còn tổ trưởng thì nằm ở chốt gần với khu trung tâm. Đúng 22 giờ, với nghiệp vụ bảo vệ là con số không, tôi phải canh chốt bên cạnh là những đường ray cỏ mọc um tùm, những hồ nước bỏ hoang, ếch nhái và côn trùng kêu inh ỏi.
Nghe hơi người, những đàn muỗi bắt đầu tấn công, tôi lấy nhang muỗi ra mồi lửa. Nhưng dù khói nhang muỗi nghi ngút nhưng từng đàn muỗi cứ lao vào người tôi mà đốt. Tôi tiếp tục mồi thêm 2 vòng nhang nữa để bủa vây 3 hướng nhưng cuối cùng thì cũng bất lực bởi đàn muỗi đói, chúng cứ lao vào tấn công khiến hai cánh tay tôi đầy dấu tích.
Không thể ngồi một chỗ, tôi phải liên tục đi tuần quanh các xưởng như tổ trưởng đã phân công, cho đến 2-3 giờ sáng. Nhiều lần tôi đi tuần đến chốt của tổ trưởng (ở gần khu trung tâm) thì thấy vị này đã căng màn ngủ ngon lành như không hề biết mình đang làm nhiệm vụ… Cứ như vậy tôi thức trắng đêm cho tới sáng đi tuần bảo vệ mục tiêu. Đến khi mọi người trong xí nghiệp bắt đầu dậy đi tập thể dục thì tổ trưởng mới đạp xe đi tuần đến chốt của tôi… Đúng 6 giờ sáng, tôi và tổ trưởng Hưởng bàn giao lại cho bảo vệ tên Quân vào ca ngày, tôi dắt xe qua cổng xí nghiệp đầu máy hoàn thành thêm một ca đêm nữa trong “sự nghiệp” làm bảo vệ của đời mình…
Phóng sự điều tra của Hoài Nam
Theo TNO
Công ty bảo vệ SBC
Nghề bảo vệ – vệ sĩ
Những tình huống đối đầu
Cái khó của vệ sĩ là luôn đối đầu, xử lý tình huống… bằng tay không, có nghĩa là lúc nào cũng phải “tay không bắt cướp”… rất nguy hiểm. Tuy vậy, trong giáo trình đã ghi “võ thuật chỉ để tự vệ” nên phải xử lý tình huống trước tiên… bằng biện pháp nghiệp vụ… Chẳng hạn như tại một quán cà phê sang trọng, lúc nào cũng đông khách, do đó kéo thêm tài xế taxi, xích lô, xe ôm… đậu xe bừa bãi, tụ tập đánh bài trước cửa quán, ảnh hưởng đến chuyện làm ăn. Phía đối tác yêu cầu dẹp “tệ nạn này” và vệ sĩ đã ra tay “yêu cầu các anh em sang bên kia đường đậu xe chờ khách, khi nào có khách cần đi xe tôi sẽ sang gọi các anh”.
Nghe hợp lý các “đối tượng” đã “tuân lệnh”. Đó là một chiến tích khá ngọt ngào của vệ sĩ M.C. Ngoài mưu trí, vệ sĩ còn phải dũng cảm. Nhờ cảnh giác cao, các vệ sĩ S đã kịp thời cứu chữa cháy ở tầng cao của Trung tâm thương mại Diamond năm rồi, trước khi lực lượng chữa cháy chuyên gnhiệp ứng cứu. Mới đây, các anh em này cũng tái lập một thành tích khác: lúc 3 giờ 20 phút, vệ sĩ H.M.T phát hiện mục tiêu VMEP 1 khói bốc lên bên hông phân xưởng đúc và đã báo cáo cho ca trưởng là C.K.N. Ca trưởng cùng một đồng đội đến ngay hiện trường, phối hợp với 3 công nhân nhà máy không chế được đám cháy. Vệ sĩ C.H.M dũng cảm nhảy vào đám cháy đẩy pallet hàng ra khỏi hiện trường, tránh được tổn thất. “Bài học chữa cháy ở Diamond luôn được…”nằm lòng” và phát huy tác dụng: tỉnh táo phát hiện, phối hợp bài bản đúng nghiệp vụ, dũng cảm bảo vệ tài sản của chủ quản”.
Chiến công này được Ban giám đốc thưởng “nóng” 300.000 đồng. Có rất nhiều trường hợp vệ sĩ được “thưởng nóng”. Tại mục tiêu Sơn Kim, vệ sĩ L.Đ.B phát hiện T.T.A lấy cắp hàng hoá và đã được S thưởng 100.000 đồng. Phải nói rằng trong nghành nghề này có rất nhiều trường hợp tương tự như vậy:”nghề… vệ sĩ mà”. ở S còn có vệ sĩ Đ.P.Tiến nổi tiếng là “chuyên gia bắt trộm”. Từ đầu năm đến nay, anh Tiến liên tục bắt trộm: “16 giờ 25 phút bắt được công nhân N.T.S giấu một gói bạc trong cạp quần”; ”16 giừo 55 phút bắt được N.T.T.C giấu trong ngưòi 6 viên đá quý 10 ly”; “17 giờ 05 bắt quả tang công nhân N.M.K giấu một bông ta trong túi áo bước vào W.C”; “20 giờ 20 phút đã chộp được T.V.C giấu một giỏ vàng 14 cara nặng 50 gram”… Tất cả đều xảy ra tại mục tiêu Hanavina (Khu chế xuất Tân Thuận). Trong giới vệ sĩ không chỉ có anh mà còn có chị vệ sĩ nữa (dù rất hiếm) và họ hàng xử cũng không thua kém giới mày râu: 6 giờ 25 ngày 4-3-2005, tại mục tiêu Mitsuba M.tech Việt Nam, vệ sĩ T.T.N phát hiện 2 kỹ sư mang 78 cái Roto Amatro trong hai giỏ sách đi ra cổng mà không có hoá đơn và đã lập biên bản. Chiến công này được công ty xét thưởng 200.000 đồng.
Tuy nhiên, vượt trên tất cả kỹ năng của người vệ sĩ là đạo đức nghề nghiệp. “Liêm khiết là một trong những đức tính của vệ sĩ S. Đức tính này đã làm tôn vinh truyền thống văn hoá của công ty chúng tôi, luôn luôn được các vệ sĩ tiếp nối bằng những thành tích cụ thể.” , ông H Đức Th khẳng định, cụ thể như: “lúc 17 giờ 15 ngày 18-3-2005, tại Furukawa (Khu chế xuất Tân Thuận), vệ sĩ P.Q.T đã nhặt được một sợi dây chuyền và mặt kim loại màu vàng”; “lúc 14 giờ ngày 30-3-2005, tại Diamond plaza, vệ sĩ H.Đ.Q đã nhặt được thẻ ATM có tài khoản 24.686.587 VND và 2 triệu tiền mặt, do quên thẻ tại máy ATM khu vực Lobby. Số tiền cũng như thẻ đều được giao lại cho khổ chủ là N.M.T ở đường Tô Hiến Thành, Q10”.
Lập chiến công, được khen thưởng, còn nếu vi phạm kỷ luật thì sao? Tình cờ chúng tôi đọc được bảng nội quy tại văn phòng một công ty nọ có đoạn như sau:”Không uống rượu, bia; không đọc sách, báo, đánh bài, tụ tập tán gẫu…trong giờ làm việc”.Vâng, đúng như vậy. “Nếu vệ sĩ ngủ gục, đi trễ hoặc tác phong không đúng với điều lệnh đội ngũ trong lúc tác nghiệp… thì sẽ bị tạm thời đình chỉ công tác”. Đó là quy định của B.A. Ở S cứ định kỳ hàng tháng có đoàn kiểm tra rà soát các mục tiêu để nắm tình hình, ý kiến của khách hàng để có biện pháp xử lý “ngày cả việc ăn nói thiếu lễ độ”. L.M còn có quy định: bỏ họp hai lần, bỏ học một lần sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến hạ bậc lương và chuyển vị trí làm việc; vi phạm nẵng sẽ bị sa thải, đó là trường hợp làm mất mát tài sản ở khách sạn, siêu thị…
Gian nguy và trắc trở
Khi lực lượng đã chuẩn bị đầy đủ và trong tư thế sẵn sàng; vậy tìm đối tác khách hàng ở đâu? Có nhiều cách: qua báo đài, mạng và mối quan hệ riêng tư; đôi lúc khách hàng cũng tự tìm đến. Đó là mối quan hệ hai chiều, với những điều kiện đã được thoả thuận trong hợp đồng. Dĩ nhiên giá cả tuỳ theo tính chất quy mô, tầm cỡ của các mục tiêu bảo vệ để bố trí số lượng vệ sĩ cho phù hợp. Khi chấp nhận một mục tiêu nào đó, bộ phận chuyên môn của công ty sẽ đến điều nghiên kỹ vị trí cần bảo vệ và lên phương án bố trí vệ sĩ. Giá dịch vụ của S cao nhất hiện nay, khách hàng đa số là các công ty Nhật Bản; tiếp đến là Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ…
Ở L.H, tỷ lệ bảo vệ cho doanh nghiệp nước ngoài chếm 80%, trong đó có 3% dành cho VIP. Ngoài lực lượng vệ sĩ di động còn cần đến các công cụ hỗ trợ khác như: lắp đặt hệ thống camera để quan sát tình hình chung, báo trôm, báo cháy… Nhiều công ty có sặn bộ phận kỹ thuật để lo chyện thết kế, lắp đặt và báo giá hoặc chỉ có nhiệm vụ thiết kế sơ đồ lắp đặt, phần còn lại do đối tác khách hàng tự thực hiện.
Hiện nay, L.H đang sử dụng dịch vụ CMS (Centre Monitoring System), không cần sự hiện diện của vệ sĩ tại chỗ mà chỉ nhờ đến hệ thống báo động từ xa. Khi khách hàng có yêu cầu, công ty sẽ lắp đặt thiết bị báo động tại nhà riêng, hoặc các trụ sở, văn phòng, cửa hàng… Hệ thống này nối liền với phòng kiểm soát trung tâm và tại đây “người ta sẽ nhìn thấy những gì đang xảy ra ở mục tiêu”; chủ yếu là báo động trộm, báo cháy.
Trong hợp đòng bảo vệ, khách hàng có thể ghi yêu cầu: thứ nhất, khi có báo động, trung tâm sẽ báo lại cho khách hàng biết hoặc báo cho Công an; thứ hai, khi có báo động, trung tâm sẽ trực tiếp giải quyết và viết báo cáo cho khách hàng.
Đội cơ động sẽ có mặt tại hiện trường chậm nhất là 10 phút. Hiện nay, hàng trăm khách hàng đã ký hợp đồng thuê làm dịch vụ này, chủ yếu là khách nước ngoài như: Sun Wah, City Bank… Ngoài ra công ty còn có một đội xe chuyên chuyển tiền, quý kim… (đang có 2 xe chuyen dụng, bọc thép để chống đạn, cùng 7 vệ sĩ tháp tùng, lưu thông trên đường trong lúc CMS theo dõi từng bước đi.
Nghề bảo vệ luôn cần đến những công cụ hỗ trợ. Trong lúc chưa được phép sử dụng nhiều “công cụ đặc chủng”, nhiều công ty đã có thể nhờ đến một “công cụ đặc biệt” khác cũng khá hữu hiệu, đó là khuyển nghiệp vụ. Đ.N.A có riêng một trung tâm huấn luyện khuyển nghiệp vụ với diện tích 2.000 mét vuông tại Q.9, TPHCM. Trung tâm đang nuôi dạy 20 con berger, trong đó có 2 con đang làm nhiệm vụ ở công trường xây dựng, chuyên tuần tra ban đêm, chống đột nhập từ bên ngoài, tại nhà máy đạm Phú Mỹ, nhà máy bia Laser. Đ.N.A cũng sử dụng “công cụ” này để hỗ trợ trong những trường hợp cần chống bạo động đông người, kẻ thủ ác hung hãn…
Cũng trong hướng hỗ trợ này, nhiều công ty cũng quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an khu vực, dân phòng… nơi đối tác khách hàng cư trú, để kết hợp khi cần hành sự. Tuy nhiên cũng có những lúc “không như mong muốn”, Công an phường(xã) không đếnvì “ngoài tầm tay” hoặc “không thuộc khu vực quản lý”.
Tại một xí nghiệp thuộc Q.12, TPHCM “có lộn xộn” vào lúc 3 giờ khuya, M.C phải huy động lực lượng đến tăng cường và tự giải quyết. Trường hợp khác: một người đàn ông Nhật 55 tuổi hay có thói quen ăn chơi la cà tại các quán bar, vũ trường… khi bị người khác gây sự lại gọi ông Giám đốc công ty và đích thân ông này đến hiện trường để dàn xếp, dù lúc đó đã 2 giờ khuya. ở những xí nghiệp, công trường xây dựng lớn… thường đông người và phức tạp hơn; nhiều công nhân lợi dụng trà trộn, giấu đồ trong người đưa ra ngoài, đôi lúc khá tinh vi như: giấu “hàng ăn cắp” trong trái banh, đá qua khỏi tường rào cho đồng bon chờ sẵn bên ngoài, khi bị vệ sĩ bắt quả tang, họ đâm ra thù oán và dẫn ngườ nhà, đồng bọn cùng hung khí đến gây sự.
Ngoài các vụ diễn biến mang tính manh động, “cuộc chiến dành cho các vệ sĩ” còn diẽn ra ở chốn pháp đình. Đó là trường hợp một khách hàng kiện M.C với lý do “các vệ sĩ thiếu… chuyên nghiệp”, không hoàn thành nhiệm vụ nên yêu cầu chấm dứt hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại. Cuộc chiến cân não dằng dai trong 9 tháng, có cả luật sư Nguyễn Đăng Trừng tham gia bào chữa cho nguyên đơn. Hai bên luật sư tranh luận, phân tích, mổ xẻ từng… chữ trong hợp đồng. Cuối cùng hai bên đều phải điều đình, dàn xếp… bên ngoài toà án, các vệ sĩ sẽ trở lại làm việc như cũ.
Lại có những đối tác hay trả giá, mặc cả, chẳng hạn bảo vệ cho một cuộc triển lãm đáng gia 18 triệu nhưng họ chỉ trả 13 triệu đồng, và cuối cùng thân chủ tự thuê những người đang thử việc để bảo vệ. Đối với công ty nước ngoài, hợp đồng khá chi tiết, chặt chẽ, chẳng hạn: “ Tuần tra bảo vệ khu vực hạn chế của nhà máy và các nhà văn phòng, bảo đảm các nơi này luôn an toàn và an ninh. Ngăn chặn kịp thời các hàng vi phá hoại và trộm cắp…”
Còn hơn thế nữa
Tất cả các điều kiện trên đây chưa phải là…”cái gì ghê gớm lắm” đối với vệ sĩ; có nơi còn hơn thế nữa. Khu vực khách sạn New World rộng lớn đến thế mà chỉ có 2 vệ sĩ L.H canh giữ (do yêu cầu cảu đối tác), đối diện khách sạn là công viên 29-3. Nơi đây từng hội tụ các tệ nạn xã hội do băng nhóm Ng. Ngớ cầm đầu, quy tụ trên 20 đàn em, thường xuyên tổ chức hoạt động mại dâm, ma tuý… có cả xe chuyên đổ gái xuống công viên… y như một cuộc hành quân bố ráp, và cũng có chiều ngược lại “có đi, có về”.
Thật ra đa số trường hợp chỉ dàn cảnh để trấn lột khách tìm hoa. Số “ăn theo” còn có xích lô, taxi, bán hàng rong… nhất là loại taxi mù luôn thừa cơ “bóp cổ” trấn lột khách. Một lần nọ vệ sĩ T.T.N thi hành nhiệm vụ của mình là “mời anh ra ngoài đậu xe vì đã quá thời hạn quy định” mà bị phản ứng, giằng co tại chỗ. Tuy nhiên, sau cùng tài xế phải thực hiện theo yêu cầu. Không ngờ tài xế đó lại rắp tâm trả thù. Chờ lúc anh N đi xe trên đường vắng đêm khuya, sau giờ tan ca, kẻ thủ ác tấn công từ phía sau bằng cây sắt, nhưng nhờ có “nghề” anh N đã khống chế được và thoát nạn. Còn chuyên tranh chấp làm ăn, ép xe đánh nhau thì thường xuyên xảy ra tại đây. Một khi tình hình trở nên nghiêm trọng, đội đặc vệ của L.H được điều đến hiện trường giải quyết
Truyện cười về Larry Ellison
Đây là bài diễn văn của Larry Ellison (Chủ tịch Oracle) tại ĐH Yale vào lễ tốt nghiệp năm 2000 và cũng vì nó, ông bị lôi ra khỏi sân khấu khi đang diễn thuyết.
“Là SV tốt nghiệp từ ĐH Yale, tôi xin lỗi nếu các bạn có thể chịu đựng được phần mở đầu trước, nhưng tôi muốn các bạn làm một điều gì đó cho tôi. Xin hãy nhìn chung quanh bạn. Hãy nhìn người bạn cùng lớp bên trái bạn. Hãy nhìn người bên phải bạn. Bây giờ, hãy xem xét điều này: 5 năm nữa, 10 năm nữa, thậm chí 30 năm nữa, kì quặc là những người bên trái bạn sẽ trở thành người thua cuộc.
Người ngồi bên phải bạn lúc đó cũng là người thua cuộc. Và bạn, người ở giữa sẽ như thế nào? Bạn có thể mong mỏi điều gì hơn? Rốt cục bạn cũng sẽ là một gã tồi mà thôi. Tất cả đều thua. Tất cả. Thực tế, khi tôi tìm kiếm trước trong số những người trước mặt tôi hôm nay, tôi không thấy được hàng ngàn tia hi vọng cho một ngày mai tươi sáng. Tôi không thấy hàng ngàn người lãnh đạo tương lai trong hàng ngàn ngành công nghiệp. Tôi chỉ thấy hàng ngàn kẻ thua cuộc. Bạn lo lắng ư? Dễ hiểu thôi. Sau cùng, tôi, Lawrence “Larry” Ellison, người bỏ học đại học nửa chừng, cả gan hùng hồn thốt ra những điều trái lẽ phải như thế trước khóa tốt nghiệp của một trong những viện có uy tín nhất đất nước này?
Tôi sẽ nói cho các bạn biết tại sao?
Bởi vì tôi, Lawrence “Larry” Ellison, người giàu thứ hai trên hành tinh, là một kẻ bỏ học giữa chừng, mà các bạn thì không. Bởi vì Bill Gates, người giàu nhất thế giới dù sao đi nữa cũng là một kẻ bỏ học giữa chừng, mà các bạn thì không. Bởi vì Paul Allen, người giàu thứ ba trên thế giới, cũng bỏ học ĐH giữa chừng, và bạn thì không làm điều đó. Và cứ tính như thế tiếp tục đi. Cho đến Michael Dell, người giàu thứ 9 trên thế giới và ngày càng đi lên rất nhanh, cũng là một thằng bỏ học giữa chừng và bạn, vâng chính lại là bạn, không như thế. Bạn thấy đảo lộn rồi ư? Có thể hiểu được mà.
Vì vậy hãy để tôi chọc giận cái tôi trong bạn bằng cách chỉ ra, một cách thẳng thắn, là bằng cấp của bạn chẳng có giá trị gì hết. Phần lớn các bạn, tôi tưởng tượng là, đã trải qua 4,5 năm ở đây, bằng nhiều cách bạn cố gắng học và chịu đựng những gì sẽ có lợi cho bạn trong những năm sắp tới. Bạn đã lập ra một thói quen làm việc tốt. Bạn đã thiết lập nên một mạng lưới các quan hệ để có thể giúp đỡ bạn khi bạn vấp ngã trên con đường của mình. Và bạn đã tạo ra những gì có quan hệ suốt đời với từ “cách chữa bệnh”.
Tất cả điều đó đều tốt. Sự thật là bạn sẽ cần đến mạng lưới đó. Bạn sẽ cần những thói quen làm việc chăm chỉ. Bạn sẽ cần “cách chữa bệnh”. Bạn sẽ cần nó vì bạn không bao giờ bỏ học nửa chừng, và chính vì thế, vâng, bạn sẽ không bao giờ ở trong số những người giàu nhất thế giới. Oh, chắc chắn là làm theo cách của bạn sẽ không bao giờ vươn tới số 10, 11 như Steve Ballmer. Nhưng mà, tôi không nói cho bạn biết là thực sự ông ta đang làm cho ai phải không?
Và để có được thành tích đó, ông ta đã bỏ học. Hơi trễ, đó là sai lầm lớn. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, nhiều bạn ở đây, hi vọng là đa số các bạn, tự hỏi rằng ” Tôi có thể làm cái gì đây? Không còn hi vọng cho tôi nữa sao?”
Thật sự là không. Quá trễ rồi. Bạn đã miệt mài quá nhiều, tôi nghĩ là bạn biết là quá nhiều. Bạn sẽ không là người thứ 9. Bạn có một cái mũ dính liền, tôi không ám chỉ đến cái mũ vuông ( trong đồng phục lễ tốt nghiệp) mà bạn đang đội trên đầu. Hmm… Bạn thực sự thấy lo lắng ư ? Dễ hiểu mà. Vì thế đây có lẽ là dịp tốt để nuôi dưỡng niềm hi vọng. Không phải cho các bạn mà là cho khóa mới sắp tới kia. Các bạn là đồ phế thải rồi, vì thế tôi sẽ để các bạn lãnh mức lương thảm hại 200.000 đô la một năm, nơi mà đơn xin vào làm của các bạn sẽ được những thằng bỏ học hai năm trước đây kí.
Thay vào đó, tôi muôn mang lại hi vọng cho những bạn mới vào trường. Tôi muốn nói với các bạn, là tôi nhấn mạnh điều này: nên bỏ học. Hãy xếp đồ đạc và cả những ý tưởng lại và đừng quay trở lại nữa. Bỏ học đi. Đứng dậy đi.
Điều tôi muốn nói với bạn là cái mũ và áo choàng tốt nghiệp sẽ kéo bạn xuống chắc chắn như là những người bảo vệ kia sẽ lôi cổ tôi xuống khỏi sân khấu này…
(Đến lúc này thì chủ tịch của Oracle bị mời xuống khỏi sân khấu)